Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ với mức độ bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ sẽ quyết định rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy, bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không? Hãy cùng lắng nghe các chia sẻ của các chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Vì sao chị em hay bị trĩ khi mang thai?
Trĩ là căn bệnh hậu môn phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là những người ngồi, đứng quá lâu, người mắc táo bón kéo dài…và phụ nữ khi mang thai. Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 có khoảng 50% phụ nữ bị trĩ trong thời kỳ mang thai.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến phụ nữ hay bị trĩ khi mang thai chính là do những thay đổi bên trong cơ thể. Tiết tố sinh dục nữ progesterone tăng cao làm giãn cơ ruột, ảnh hưởng đến sự co bóp tự nhiên của ruột. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chị em khi mang thai thường gặp phải tình trạng táo bón kéo dài mặc dù đã chú ý chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng cuối kỳ đã gây ra những áp lực cho ổ bụng, chèn ép các mạch máu khiến máu khó lưu thông, lâu ngày hình thành búi trĩ ở hậu môn.
Bị trĩ khi mang thai khiến thai phụ gặp phải chịu nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, nếu thai phụ nhận thấy mình có những biểu hiện bất thường giống với bệnh trĩ thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?
Nhìn chung, bệnh trĩ khi mang thai không gây ra các ảnh hưởng lớn đối với thai nhi. Tuy nhiên, bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không theo các chuyên gia là còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của thai phụ. Nếu thai phụ mắc bệnh trĩ nhẹ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp sinh thường. Nhưng nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì tốt nhất là nên đẻ mổ. Cụ thể như sau:
Thai phụ bị trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1 và 2): Thai phụ bị trĩ cấp độ nhẹ tức là chưa sa ra ngoài hoặc sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên. Trường hợp này bác sĩ sẽ cho phép thai phụ sinh thường nếu sức khỏe thai phụ ổn định. Tuy nhiên, việc rặn mạnh khi sinh thường sẽ làm giãn cơ ở hậu môn, búi trĩ có thể sa ra ngoài nhiều hơn, thậm chí không có khả năng co lên lại. Điều này làm bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, gây nhiễm trùng búi trĩ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của thai phụ.
Thai phụ bị trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và 4): Trĩ chuyển sang giai đoạn nặng là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự co lên lại nếu không có dùng tay tác động vào. Nếu thai phụ mắc bệnh trĩ ở mức độ này, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Việc sinh thường sẽ khiến làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, búi trĩ dễ bị vỡ và gây chảy máu trầm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ.
Như vậy, bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không theo các bác sĩ là có nhưng đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ. Việc sinh thường khi bệnh đã chuyển biến nặng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ. Vì vậy, trước hết thai phụ cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ xác định mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, từ đó đưa ra phương án phù hợp.
Cùng tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trĩ
Bị trĩ khi mang thai có cần điều trị không?
Nhiều chị em cho rằng mắc trĩ trong thời kỳ mang thai tuyệt đối không nên điều trị vì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đây là quan điểm sai lầm, khiến bệnh chuyển biến xấu và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Ngay khi nghi ngờ bản thân có các dấu hiệu của bệnh trĩ, thai phụ cần đi kiểm tra ngay để sớm có phương án điều trị kịp thời, giúp thai phụ có nhiều khả năng sinh thường an toàn.
Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ cho thai phụ chủ yếu là sử dụng thuốc dưới dạng thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn. Ở những thai phụ mắc bệnh nặng thì sẽ chờ ít nhất 6 tuần từ khi sinh con, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Các loại thuốc được sử dụng có tác dụng giảm đau rát, giảm sưng, chống viêm và hỗ trợ co búi trĩ. Ngoài ra, những loại thuốc được chỉ định này sẽ không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên thai phụ có thể yên tâm điều trị bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng thuốc, thai phụ cũng nên lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt như sau:
- Không rặn mạnh khi đi vệ sinh, không ngồi hoặc đứng quá lâu dễ gây ra áp lực cho hậu môn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón.
- Không ăn các đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ mặn hoặc sử dụng các chất kích thích dễ khiến hậu môn bị đau rát, sưng tấy.
- Có thể dùng túi đá lạnh để chườm vào hậu môn để giảm đau rát, sưng phồng. Ngoài ra, thai phụ nên ngâm hậu môn với nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi ngày để kích thích máu lưu thông, giảm đau rát, mang lại cảm giác thư thái cho người bệnh.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nên dùng khăn ướt thay cho giấy vệ sinh để tránh làm tổn thương hậu môn.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để thúc dẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng, độ dẻo dai cho cơ thể, giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
- Không nên nằm ngửa quá lâu dễ khiến máu ứ đọng nhiều ở hậu môn. Tốt nhất là nên nằm nghiêng sang bên trái.
- Thăm khám thường xuyên để các bác sĩ tiện theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề bất thường.
- Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của thai phụ.
Cách tốt nhất là chị em nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án phù hợp. Bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline…để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn. Chúc sức khỏe mẹ và bé!